Với những ai đang làm công việc thiết kế thì Font chữ là một yếu tố hết sức quan trọng giúp tạo nên những tác phẩm đẹp, và ấn tượng. Trước đây, khi mà công nghệ chưa được phát triển mạnh mẽ thì font chữ viết tay luôn là sự lựa chọn của rất nhiều người. Các font chữ này mang trong mình một phong cách khá hoài cổ và mang đậm nét cá nhân tuy nhiên không được phong phú và đa dạng.
Ngày nay, với sự đổi mới của công nghệ thì đã có thêm rất nhiều font chữ mới đã được ra đời điển hình nhất đó là font chữ điện tử. Chi tiết hơn về font chữ điện tử Việt hóa là gì? Nguồn gốc ra đời? Cách lựa chọn font chữ (số) điện tử như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của Bảng Hiệu Việt nhé.
Font chữ điện tử là gì?
Font chữ điện tử được tạo ra bởi hệ thống lập trình của máy tính. Đây chính là điểm khác biệt to lớn giữa font chữ điện tử và font chữ viết tay (truyền thống). Điểm nhận biết của font chữ này cũng khá đặc biệt thông qua các nét thẳng và cứng giống như những “que diêm” xếp thành chữ.

Như trên hình những con số có trên đồng hồ điện tử mà bạn đang nhìn thấy đó chính là font chữ điện tử. Nghe thì có vẻ khá đơn điệu phải không? Nhưng những font số điện tử này cũng rất cá tính và rất linh hoạt. Đây cũng là một công cụ hữu ích và quan trọng trong việc thiết kế hình ảnh,chèn các đoạn slide hay thiết kế nội dung nào cũng rất ấn tượng.
Nguồn gốc ra đời của font chữ điện tử Việt hóa
Font chữ điện tử được xuất phát từ nước ngoài. Tuy nhiên với thời đại công nghệ tiên tiến cũng như trong bối cảnh hội nhập, sự giao thoa văn hóa được diễn ra khắp mọi nơi trên các nền tảng mạng xã hội đã mang theo font điện tử vào thị trường Việt Nam và nó được hưởng ứng khá mạnh mẽ của rất nhiều nhà thiết kế.
Khi mới du nhập vào nước ta các font chữ này chưa hề được Việt hóa, do đó mà nó không thể viết được các văn bản bằng tiếng Việt được. Vì vậy một số các kỹ sư công nghệ đã tìm cách việt hóa nó để thuận tiện hơn cho việc sử dụng để tạo những bản thiết kế bằng tiếng Việt như ngày nay.

Font chữ điện từ được ứng dụng rất nhiều và đa dạng trong từng lĩnh vực ngành nghề. Chúng ta dễ dàng có thể bắt gặp các font điện tử này trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, phim ảnh, game, poster, các ngành công nghệ cao, …
Mẹo chọn font chữ điện tử Việt hóa đẹp, chuyên nghiệp
Để có thể tạo một ấn phẩm quảng cáo đẹp, độc đáo cần phải lựa chọn được một font chữ phù hợp với mục đích của chủ đề. Dưới đây sẽ là một số nguyên tắc khi lựa chọn font chữ điện tử mà bạn nên biết trước khi bắt đầu thiết kế.
Lưu ý về font chữ chủ đạo của văn bản
Bạn nên chú ý đến việc lựa chọn font chủ đạo ở đây tức là chọn font chữ điện tử cho đoạn thân bài hay là nội dung chính của văn bản. Bởi đây là đoạn nội dung sẽ chiến phần nhiều. Sẽ gây được nhiều sự chú ý của người nhìn hơn cũng như giúp bạn truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Kích cỡ của font chữ
Lựa chọn font chữ đúng kích cỡ sẽ tạo nên một bố cục hài hòa, cân bằng tạo được sự thiện cảm cho người đọc. Điều quan trọng hơn hết đó chính là kích cỡ chữ phải đúng với bản thiết kế.
Khoảng cách giữa các chữ
Khoảng cách giữa các font chữ nên có một độ giãn nhất định giúp cho người không cảm thấy khó chịu cũng như không bị nhầm lẫn giữa 2 dòng liên tiếp với nhau.
Khả năng cảm thụ của design
Đúng như vậy, việc lựa chọn font chữ điện tử cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cảm nhận của người thiết kế. Khi họ thực sự hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ, văn bản và kiến thức chuyên môn nhất định thì họ sẽ dễ dàng lựa chọn được một font chữ phù hợp.

Tải trọn bộ font chữ điện tử Việt hóa miễn phí
Download font chữ điện tử Việt hóa: Tải tại đây
Trên đây lài viết chia sẽ về một số thông tin về font chữ điện tử Việt hóa, nếu như bạn đang cần sử dụng các font chữ số điện tử này để thiết kế các sản phẩm của mình thì có thể nhấn vào link tải ở trên được Bảng Hiệu Việt cung cấp để tải về sử dụng các font chữ mà mình yêu thích nhé. Chúc các bạn thành công!
>> Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 Font chữ làm biển quảng cáo đẹp, ấn tượng nhất
- Hộp quà vector file AI, PNG, PSD, SVG | Tải Free 30 mẫu
- Tải Logo Lazada vector file AI, CDR, EPS, SVG, PNG (Free)