Bạt Hiflex là gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm, Ứng Dụng

Được ứng dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực quảng cáo, in ấn… bạt hiflex dần chiếm lĩnh thị trường bởi sở hữu cho mình những ưu điểm như rẻ, bền màu, dễ in ấn, thiết kế và thi công. Trong bài viết này, Bảng Hiệu Việt sẽ giới thiệu chi tiết hơn cho các bạn về chất liệu bạt hiflex là gì? Có bao nhiêu loại, và tính ứng dụng của bạt hiflex trong đời sống hiện nay nhé.

Bạt Hiflex là gì?

Bạt Hiflex được biết đến là một loại nhựa (PVC), có màu trắng sữa, có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt bên ngoài như nắng, mua và có độ co giản tốt. Sau khi được phủ lên một lớp màng.

Chất liệu bạt hiflex được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam. Thường được sử dụng trong ngành quảng cáo, đặc biệt là in ấn như làm bảng hiệu, poster, banner, băng rôn. Không chỉ sử dụng ngoài trời chất liệu này còn được ứng dụng nhiều trong nhà như hội chợ, gian hàng triển lãm, hội thảo…

Tìm hiểu bạt hiflex
Tìm hiểu bạt hiflex là gì

Phân loại bạt hiflex

Căn cứ vào tính chất đèn chiếu sáng xuyên qua bạt hiflex, chúng ta có thể phân loại bạt hiflex thành 2 loại như sau:

  • Bạt hiflex xuyên sáng: Đây là loại bạt được sử dụng nhiều nhất, với độ dày khá mỏng từ 0,26mm đến 0,52mm. Chúng có khả năng xuyên sáng tốt nên được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực quảng cáo.
  • Bạt Hiflex không xuyên sáng (bạt 2 da): Đây là loại bạt có độ dày khá lớn, có màu xám, có khả năng chóng xuyên sáng tốt.

Ưu, nhược điểm của bạt hiflex là gì?

Được biết đến là một trong những chất liệu phổ biến nhất hiện nay trong lĩnh vực quảng cáo. Tuy nhiên, bạt hiflex vẫn luôn có những ưu, nhược điểm khác nhau.

Ưu, nhược điểm bạt hiflex
Ưu, nhược điểm bạt hiflex

Ưu điểm

  • Khả năng bám mực tốt.
  • Giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại bạt có khả năng in ấn thông thường khác.
  • Có thể tùy chọn được khổ in theo kích thước mong muốn. Trường hợp vượt quá khuôn quy định bạn có thể thỏa thuận với nhà sản xuất ghép các miếng lại với nhau.
  • In ấn đều màu, không bị ảnh hưởng do thời tiết.
  • Dễ dàng thi công, lắp đặt, có thể tái sử dụng.

Nhược điểm

  • Các ấn phẩm được in ra các chi tiết và đường nét chưa được hoàn hảo.
  • Chỉ phù hợp với những ấn phẩm nhỏ. Các thiết kế cần được thể hiện nổi bật, chất lượng cao thì nên lựa chọn chất liệu bạt in khác.
Chất liệu bạt hiflex
Chất liệu bạt hiflex dùng trong quảng cáo

Những lưu ý khi in bạt Hiflex

Để không mất quá nhiều thời gian khi tiến hành in bạt hiflex bạn nên chú ý đến một điều như sau khi tiến hành thực hiện:

  • Khi tiến hành thiết kế in bạt Hiflex cần chừa một lề trên khoảng 10cm, để bắn ốc vít treo tường hoặc xỏ cây… tùy thuộc vào vị trí cụ thể cho các hoạt động và sự kiện.
  • Tùy thuộc vào vị trí đặt bạt Hiflex bạn cần chọn độ phân giải phù hợp để đảm bảo rằng tầm nhìn của khách hàng có thể nhìn thấy chi tiết in ấn trên bạt bằng mắt thường.
  • Khi lựa chọn kích thước bạt và độ dày cần dựa vào mục đích và yêu cầu sử dụng.
  • Khi chuyển gửi file in cho đơn vị in, hãy chọn các định dạng như tiff, jpg, pdf, eps để đảm bảo rằng dữ liệu in sẽ không bị thay đổi về hình thức và bố cục trên bạt thực tế.

Ứng dụng của bạt hiflex trong đời sống

Ứng dụng bạt hiflex
Ứng dụng của bạt hiflex

Bạt Hiflex hoàn toàn có thể sử dụng được ở môi trường trong nhà và ngoài trời. Sau đây là một số ứng dụng của bạt Hiflex trong cuộc sống hiện nay:

  • Làm bảng hiệu quảng cáo (hộp đèn)
  • Làm bảng nội quy
  • In băng rôn khai trương
  • Làm Pano, làm mặt dựng
  • In Banner tuyên truyền, cổ động
  • Làm tranh ảnh quảng cáo…

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan về khái niệm bạt Hiflex là gì? ưu, nhược điểm cũng như tính ứng dụng của chất liệu bạt hiflex trong đời sống mà Bảng Hiệu Việt muốn chia sẻ đến cho các bạn tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho các bạn nhé.

>> Xem thêm: Mica là gì? Đặc tính, ưu điểm nổi bật mica trong quảng cáo

5/5 - (7 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *