Trong các buổi tổ chức sự kiện lớn, chúng ta thường sẽ dể dàng thấy một tấm bảng có kích thước khá lớn phục vụ cho việc để checkin, đó được gọi là backdrop. Đây được xem là thứ mà không thể nào thiếu sót trong bất kỳ một sự kiện hay tổ chức nào của hầu hết các công ty, đặc biệt là đối với những công ty được nhà nhiều tài trợ.
Vậy backdrop là gì? Tính ứng dụng như thế nào? Giữa background và backdrop khác nhau như thế nào? Để giải đáp được câu hỏi đó mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Bảng Hiệu Việt nhé.
Backdrop là gì?
Backdrop được xem là phông nền sân khấu, chúng thường được dùng nhiều trong các buổi tổ chức sự kiện, hội nghị, họp lớp, đám cưới… đóng một vai trò hết sức quan trọng trong các buổi chương trình, sự kiện bởi nó sẽ thể hiện rõ những thông tin quan trọng của buổi chương trình đó.
Phông nền sân khấu (backdrop) thường sẽ được treo ở trước sảnh đón khách và trên sân khấu nơi diễn ra tổ chức sự kiện hay chương trình quảng cáo nào đó để tạo nền, thể hiện được toàn bộ chủ đề của một sự kiện hay chương trình nào đó… với nhiều hình ảnh, màu sắc bắt mắt tạo nên được sự nổi bật và thu hút được nhiều quan khách, người xem chú ý đến hơn.

Sự khác nhau giữa Background và Backdrop
Hai ấn phẩm này có điểm giống nhau chính là đều là phông nền của một tổ chức, hay sự kiện nào đó. Chúng sẽ được cung cấp mọi thông tin cơ bản của buổi chương trình đó như tên chương trình, địa điểm, thời gian tổ chức, đơn vị tổ chức sự kiện, hình ảnh trang trí.
Background khác backdrop như thế nào có thể dựa vào những tiêu chí sau đây:
Backdrop
- Backdrop chính là phông nền được làm từ những chất liệu như: Hiflex, PP, Decal…
- Backdrop có kích thước nhỏ và trung bình.
- Backdrop được lựa chọn nhiều trong các hội thảo, dán treo trên tường, hay trên khung giá đỡ.
Background
- Background cũng chính là phông nền nhưng chúng lại có kích thước lớn, phổ biến hơn so với backdrop.
- Background được in, thiết kế những nội dung và dùng nhiều chất liệu đa dạng khác nhau, được căng phía sau sân khấu.
- Background còn có thể đính kèm theo màn hình chiếu. Là sự lựa chọn hoàn hảo cho những không gian rộng như: buổi lễ, tiệc cưới, hội nghị đông người,..
Những nét đặc trưng cơ bản của Backdrop
Tính công dụng của Backdrop
Tùy vào từng tính chất của các buổi sự kiện và ý đồ của người thiết kế backdrop mà chúng sẽ mang nhiều thông điệp ý nghĩa cũng như là công dụng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì Backdrop vẫn mang trong mình những công dụng cơ bản như:
Gây ấn tượng với người tham dự
Backdrop được thiết kế nhằm mang đến cảm giác thu hút ánh nhìn của người xem từ màu sắc, hình ảnh, cho đến các nội dung truyền tải đến những người tham dự, mỗi yếu tố đó đều sẽ được khai thác một cách triệt để và tối ưu hóa kết hợp với vị trí đặt Backdrop tại trung tâm sự kiện để dễ dàng gây ấn tượng cho toàn bộ người tham gia sự kiện.
Truyền tải đầy đủ thông điệp của sự kiện
Với vị trí được đặt ở trung tâm nơi tổ chức sự kiện, có kích thước lớn, Backdrop đã thể hiện được hết những lợi ích của mình trong việc trình bày toàn bộ những thông điệp muốn truyền tải, góp phần làm cho thông điệp trở nên trực quan, tiếp cận nhanh chóng đến những người tham dự hay những người xem.

Quảng bá thương hiệu hiệu quả
Bên cạnh truyền tải được hết những thông điệp của chương trình thì Backdrop còn thể hiện rõ cũng như quảng bá thương hiệu một cách khá hiệu quả. Mang một dấu ấn riêng biệt của ban tổ chức chương trình hay sự kiện nào đó thông qua những thông tin của nhà tài trợ hay ban tổ chức, thường sẽ được thể hiện bằng logo thương hiệu, biểu tượng,…
Dấu ấn đặc trưng của chương trình nhằm mục đích là quảng bá không chỉ đến những người tham gia mà còn bằng sự chia sẻ của họ, đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng mạnh mẽ của mạng xã hội như ngày nay sẽ giúp cho nhiều người biết đến chương trình, nhà tài trợ, cũng như ban tổ chức một cách đầy đủ và nhanh chóng hơn. Đây cũng là một cách để quảng bá thương hiệu cực kì hiệu quả.
>> Xem thêm: Phông bạt là gì? In phông bạt quảng cáo giá rẻ TPHCM
Chất liệu sử dụng backdrop
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều backdrop được thiết kế sử dụng bằng nhiều chất liệu khác nhau. Ngay sau đây Bảng Hiệu Việt sẽ giới thiệu đến cho các bạn một số chất liệu làm backdrop phổ biến hiện nay nhé!
Backdrop in trên bạt Hiflex hoặc giấy PP
Loại backdrop này hiện đang được sừ dụng khá phổ biến, chúng sẽ được căng trên một khung sắt và hình ảnh với toàn bộ thông tin được in trên bạt Hiflex (một loại tấm bạt nhựa PVC có màu trắng đục) hoặc giấy PP. Chúng được sử dụng nhiều bởi dễ dàng thi công lắp đặt, chi phí thiết kế khá rẻ, đáp ứng nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Điểm hạn chế phải nói đến khi sử dụng chất liệu này là chất lượng hình ảnh cho ra không quá tốt, dễ hư hỏng trong quá trình sử dụng lâu dài.
Backdrop màn hình LED
Backdrop sử dụng màn hình led mục đích để show hình ảnh, thông tin hoặc kèm theo đó là các hiệu ứng động giúp cho backdrop màn hình led trở nên sôi động, dễ dàng gây được sự chú ý của những người tham gia.
Chi phí để triển khai backdrop này khá cao, khó khăn nhiều trong việc thiết kế, thi công và lắp đặt. Nhưng bù lại là chất lượng rất tốt về mặt thể hiện được mặt hình ảnh đến người xem, tăng sự hiện diện, thể hiện được sự đẳng cấp, sang trọng cho các buổi lễ.

Backdrop bằng vải và một số chất liệu khác
Đây là loại hình Backdrop được sử dụng cũng khá nhiều trong các buổi tiệc, chụp ảnh bởi giá thành rẻ, dễ dàng lắp đặt, bày trí và dễ dàng sáng tạo được nhiều ý tưởng trên Backdrop.
Các Backdrop bằng vải sẽ bị hạn chế sử dụng trong các buổi tổ chức các sự kiện ngoài trời do dùng các chất liệu không chịu được những biến đổi thời tiết.

Backdrop đóng một vai trò hết sức quan trọng trong các buổi tổ chức sự kiện, hội nghị, đám tiệc… Tùy theo từng nhu cầu tính chất của từng dự án các bạn nên lựa chọn đúng cho mình một chất liệu sao cho phù hợp nhé. Thông qua bài viết này Bảng Hiệu Việt chắc đã phần nào giải đáp được thắc mắc Backdrop là gì? và sự khác nhau của background và backdrop?
Quý khách hàng nếu như đang muốn cần tìm một đơn vị chuyên thiết kế thi công backdop giá rẻ tại TPHCM có thể liên hệ đến công ty chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhé!